Kinh nghiệm phỏng vấn ứng tuyển thành công cho người đi làm
Kinh nghiệm phỏng vấn ứng tuyển thành công là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc; và không ít lần thất bại. Câu hỏi “tại sao mình thất bại trong buổi phỏng vấn đó” dường như chưa được các ứng viên lưu tâm. Vì vậy để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”; hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần thiết nhất.
Giống như quá trình ứng tuyển bất cứ 1 job nào; khi apply vào job của một công ty nào đó là một ứng viên bạn phải tìm hiểu/nghiên cứu thật kỹ một số khía cạnh sau:
Mục lục [hide]
Tìm hiểu thông tin về công ty bạn sẽ tham gia phỏng vấn
– Công ty hoạt động trong lĩnh vực gì.– Quy mô công ty là bao nhiêu người.
– Doanh thu doanh số công ty
– Công ty đã hoạt đồng được bao nhiêu lâu, cơ cấu phòng ban tổ chức, văn hóa công ty, người founder, mục đích, giá trị triết lý của công ty,…
Đây là lợi thế cho bạn để biết rõ định hướng và trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng tốt hơn. Điều này cũng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng vì bạn thể hiện thành ý khi tham gia phỏng vấn.
Nghiên cứu vị trí mà bạn ứng tuyển
Nếu công việc đó phù hợp với khả năng và kinh nghiệp của bạn dựa vào Yêu cầu công việc; đừng vội vàng ứng tuyển ngay lập tức mà hãy xem đến Mô tả công việc xem có thực sự phù hợp với bản thân mình chưa; có thực sự đảm bảo và hoàn tất toàn bộ công việc được đưa ra.
Bên cạnh đó, từ số công việc được nêu trong JD (Job Description) hay Bản mô tả công việc; bạn nên xác nhận lại số công việc mà bạn phải làm trong buổi phỏng vấn; nhằm tránh trường hợp bạn phải làm những công việc không phù hợp với yêu cầu ban đầu.
Ví dụ: Các bạn sẽ nhận được 1 JD công việc cho vị trí BA có mô tả như dưới đây:– Tổng hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau để phân tích các số liệu liên quan tới khách hàng; lợi nhuận, hành vi tiêu dùng, lượng đặt hàng…
– Cung cấp những hiểu biết dựa trên việc phân tích chi tiết để đưa ra các quyết định về ngành hàng.
– Phát triển các bảng điều khiển để tối ưu hóa các quyết định đưa ra
– Trình bày và làm việc với quản lý ngành hàng để đưa ra các quyết định về gian hàng và sản phẩm trong các chương trình và chiến dịch
Yêu cầu:
– Kỹ năng phân tích và tổng hợp dữ liệu
– Kỹ năng thuyết trình
– Kỹ năng excel
– Am hiểu các công cụ phân tích số liệu (SPSS, Stata, Eviews) là một lợi thế
– Khả năng phân tích và làm việc với số liệu lớn
Lý do:
Nếu là một ứng viên tinh ý bạn rất cần thiết phải biết công ty tuyển dụng là gì; website công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh gì ví dụ sau khi hỏi; và tham khảo được công ty tuyển dụng ta biết đó là thông tin tuyển dụng của công ty vatgia.com chẳng hạn.
Nghiên cứu một số khía cạnh của công ty vatgia ta biết được công ty này là sàn TMĐT cho các sàn đăng tin bán hàng giống với shoppe; tìm hiểu sâu hơn nữa ta biết Vatgia có một số sản phẩm và dịch vụ như: sàn vatgia.com, cổng thanh toán baokim, trang du lịch, rồi phần mềm quản lý bán hàng nhanh.vn,…
Và một số các sản phẩm khác, như vậy vatgia có nhiều dòng doanh thu từ nhiều sản phẩm khác nhau với thông tin; với mô tả tuyển dụng trên thì ta có thể đoán sẽ làm việc ở sàn vatgia.com; nếu các bạn muốn hỏi xem làm cho sản phẩm và dịch vụ gì ta có thể email hỏi trực tiếp người HR nếu ứng tuyển sẽ làm việc cho product nào?
Trình bày và thiết kế CV
Bố cục của 1 CV thường gồm các thành phần:– Bố cục tổng về về màu sắc, thiết kế, kiểu text,… trong lá thư xin việc: Tùy theo nghành nghề các bạn đang làm, hoặc công ty dự tuyển có thể thiết kế bố cục của CV cho hợp lý (Ví dụ bạn làm về nhóm nghành BA, BI, DA, DE có thể để bố cục CV màu xanh thẫm. Nghề thiết kế có thể để bố cục CV theo màu sắc của năm; năm 2021 là màu pantone chẳn hạn); bố cục các kiểu text nên chọn dễ font đọc, text căn dòng rõ ràng; các thành phần chính của CV thì in đậm, ảnh đại diện cần sáng sủa rõ nét.)
– Ngôn ngữ CV: Các bạn có thể viết Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt; tùy theo yêu cầu của công ty tuyển dụng có hay không; (Lưu ý nếu các công ty không yêu cầu Tiếng Anh bạn nên gửi CV tiếng Việt có thể sếp hoặc HR không giỏi tiếng Anh thì sao,…)
– Một số thành phần chính nên đưa vào CV
Đối với nghề Data, để điểm CV của bạn cao hơn thì cần show những yếu tố sau đây; ví dụ với nghề Data Scientist:
Kinh nghiệm làm việc trước đây
Có một số thuật ngữ liền kề khác (tùy thuộc vào vai trò mà tôi đang tuyển dụng); chẳng hạn như “Machine Learning Engineer”, “Research Scientist” hoặc “Algorithm Engineer”. Tôi không đưa vị trí ‘Data Analyst’ vào nhóm này vì công việc hàng ngày của họ khác với công việc của lập trình viên Data Scientist; và chức danh Data Analyst là một thuật ngữ cực kỳ rộng.
Thành tích kinh doanh đạt được là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn ứng tuyển thành công
Nếu bạn có thể chia sẻ các KPI kinh doanh mà công việc của bạn đã ảnh hưởng; điều này rất tuyệt vời. Ví dụ: cho biết mức độ cải thiện AUC thông qua mô hình của bạn; nhưng việc giải quyết tỷ lệ chuyển đổi tăng do cải tiến mô hình có nghĩa là bạn sẽ đạt được điều đó – tác động kinh doanh mới là điều thực sự quan trọng vào cuối ngày.
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn chính thức của bạn là gì và trong lĩnh vực nào. Nó có phải là một trường học uy tín và chất lượng? Đối với điểm tốt nghiệp gần đây hơn; tôi cũng sẽ xem xét điểm trung bình của họ; và liệu họ có nhận được bất kỳ giải thưởng hoặc danh hiệu xuất sắc nào hay không.
Mức lương mong muốn – Mục tiêu nghề nghiệp
– Phần này có thể ghi rõ mức lương mong muốn hoặc không. Nếu các bạn tự tin hoặc thấy job lương cao muốn chuyển việc so với job hiện tại có thể ghi rõ vào. Phần này cũng thể hiện sự tự tin của các bạn.– Phần mục tiêu nghề nghiệp các bạn cũng nên viết rõ mục tiêu sát với vị trí tuyển dụng; bởi nếu các bạn viết về mục tiêu các bạn NTD sẽ đánh giá bạn có thể sẽ không làm lâu dài ở đây; phần đa NTD sẽ muốn ứng viên gắn bó lâu dài
Viết email và gửi thư ứng tuyển
Thường các bạn hay mắc lỗi viết mail rất nhiều, để có 1 lá thư chuyên nghiệp; các bạn nên cách 1 dòng giữa các phần quan trọng cần nói. Bên cạnh đó, đầu câu là “Dear Sir/Madam Trinh Nguyen” lưu ý là lời chào tiếng Anh thì lời kết cũng phải là tiếng Anh “Best Regards, Thu Hoai”. Kèm vào đó, các bạn nên in nghiêng và in đậm rồi cách 1 dòng hãy vào mở và thân bài sẽ ấn tượng hơn. Một lá thư chuẩn dưới đây, các bạn tham khảo nhé:
“Dear Sir,Madam/Dear Mr. Trinh Nguyen -> tuyệt đối là Tên + Họ / Tên lót+ Tên
Tôi là….. Tôi xin phép giới thiệu sơ lược về bản thân:
A) Về học vấn:…
B) Về kinh nghiệm làm việc:…
C) Về các dự án, lĩnh vực đã tham gia:…
—————
Bên dưới (file đính kèm) là CV cá nhân của tôi…..
Tôi rất mong nhân được lời phản hồi sớm của quý công ty/anh chị.
Best regards,
Thu Hoai”
Chuẩn bị trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn
Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn ứng tuyển quan trọng và cơ bản nhất chính là vấn đề trang phục. Mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Ngoại hình và cách ăn mặc của bạn sẽ là điểm tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Bạn không cần trau chuốt hoặc trang điểm quá đậm, bạn chỉ cần chọn trang phục phù hợp, nổi bật được ngoại hình và tính cách của bản thân.